Tại sao nên lựa chọn máy xúc lật thay cho máy xúc đào?
Tại sao tôi luôn chọn Máy xúc lật thay máy xúc đào?
Máy xúc lật là một trong những máy công trình quen thuộc, được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Hãy cùng tìm hiểu về máy xúc lật - ưu nhược điểm của máy xúc lật trong bài viết này.
Phân loại máy xúc lật
Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là 2 loại xe xúc lật mini và xe xúc lật bánh lốp cao cấp.
Máy xúc lật mini có thể tích nhỏ, dao động từ 1,5m3 trở xuống nên được sử dụng nhiều cho hộ gia đình hay các công ty có quy mô nhỏ, mức đầu tư thấp giúp nhanh thu hồi lại vốn và các thao tác vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy xúc lật mini cũng đơn giản hơn; chi phí cũng được tiết kiệm hơn.
Loại máy xúc lật phổ biến thứ 2 đó la xe xúc lật bánh lốp cao cấp. Loại xe này thường được dùng tại các công trình có quy mô bởi thể tích gầu cũng như tải trọng lớn từ 3 đến 5 tấn; thể tích gầu khoảng 1,7 m3 - 3m3. Nếu được lắp thêm bộ gắp gỗ (máy xúc lật gắp gỗ) hoặc càng nâng (máy xúc lật càng nâng) thì xe xúc lật bánh lốp cao cấp này cũng có thể trở thành một loại xe nâng hàng được.
Ưu nhược điểm của máy xúc lật
Máy xúc lật có nhiệm vụ bốc xúc và trung chuyển vật liều tời như đá, cát, sỏi, vật liệu xây dựng...; các ngành mỏ khai thác khoáng sản như than, quặng... hay các nhà máy chế biến xi măng; thức ăn chăn nuôi, phân bón... cùng nhiều ngành nghề khác nữa...
Nói về ưu điểm của máy xúc lật, có thể thấy rằng máy xúc lật làm việc hiệu quả hơn máy xúc đào khi đối tượng cần xúc cao hơn trình máy đứng và được đặc trưng bởi tính động cơ trong việc vận chuyển vật liệu nhanh.
Thứ nhất, máy xúc lật giúp con người tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện các công việc nặng nhọc như trung chuyển vật liệu... Hiệu suất mà máy xúc lật đem lại cao hơn rất nhiều so với sức lao động của một người.
Thứ hai, mát xúc lật có thể dễ dàng vận hành lại tiêu tốn ít nhiên liệu nên được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng, khai khoáng...
Phụ tùng thay thế cũng là một yếu tố cần quan tâm khi chọn mua máy xúc lật chính hãng. Ưu điểm của máy xúc lật đó là có thể dễ dàng tìm mua phụ tùng thay thế; sẵn có và việc sửa chữa, bảo trì máy xúc lật cũng khá đơn giản.
Một yếu tố nữa khiến cho máy xúc lật được ưa chuộng đó là chất lượng máy xúc khá tốt trong khi giá thành lại không quá cao nên phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
Máy xúc đào và ưu nhược điểm của các loại máy xúc đào
Máy xúc đào là một công cụ không thể thiếu tại các công trình xây dựng, các mỏ khai khoáng hay các công trình xây dựng..
Theo Wikipedia "Máy xúc, còn gọi là máy đào, là một loại máy móc cơ giới sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong xây dựng, khai khoáng. Máy xúc là một loại máy đào một gầu, có thể coi là "xẻng máy", dùng một cơ cấu tay cần gắn liền với gầu đào, thực hiện thao tác đào, xúc, múc, đổ đất đá rời hay liền thổ và các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng rời (có thể vận chuyển trong cự ly ngắn hoặc rất ngắn). Trong xây dựng, máy xúc là một loại máy xây dựng chính trong công tác đất, ngoài ra nó còn tham gia vào các công tác giải phóng mặt bằng, phá dỡ công trình, bốc xếp vận chuyển vật liệu."
Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất máy xúc đào. Hãy cùng Vinacoma điểm lại những ưu điểm và nhược điểm của mỗi thương hiệu máy xúc đào.
1. Máy xúc đào Kobelco
Các máy xúc đào của Kobelco đều được trang bị động cơ của Hino, và mẫu máy SK 350LC có động cơ với công suất 264 mã lực. Động cơ trên SK 350LC cũng được trang bị tubo tăng áp, hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử. SK 350LC có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và do có nhiều chế độ làm việc khác nhau nên luôn có thể chọn được chế độ làm việc tối ưu với suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất.
2. Máy xúc đào Komatsu
Komatsu là hãng sản xuất máy xúc đào lớn nhất của Nhật Bản với chủng loại sản phẩm phong phú. Trong dòng sản phẩm có bán kính quay đuôi máy ngắn phải kể đến mẫu máy PC228USLC-3. Mẫu máy này trang bị động cơ có công suất 110kW và trọng lượng máy dao động trong khoảng 22364 - 23183 kg, tuỳ theo các thiết bị đi kèm. Với những tính năng ưu việt cũng như kết cấu gọn nên PC228USLC-3 có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: làm đường, xây cầu và thi công trong các khu dân cư. PC228USLC-3 cũng có nhiều chế độ làm việc với tốc độ động cơ, lưu lượng và áp suất của hệ thống thuỷ lực khác nhau phù hợp với tải trọng của các điều kiện làm việc khác nhau. Ở chế độ tiết kiệm nhiên liệu cho phép giảm tối đa tiêu hao nhiên liệu mà máy vẫn làm việc hiệu quả. Còn ở chế độ làm việc nặng máy hoạt động với công suất lớn nhất khiến lực đào, lực nâng có thể tăng lên thêm 7%.
3. Máy xúc đào Volvo
Volvo: Dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất của Volvo là sê ri C, trong đó 2 mẫu mới nhất hãng giới thiệu gần đây là EW160C và EW 180C. An toàn, dễ dàng thay đổi bộ công tác là đặc điểm nổi bật của các sản phẩm này. Đặc biệt các sản phẩm của Volvo đều được trang bị thiết bị chẩn đoán sự cố và thiết bị cảnh báo hỗ trợ tối đa người sử dụng trong vận hành cũng như bảo dưỡng sửa chữa. Động cơ Volvo trang bị cho EW160C và EW 180C có mô men xoắn cao ngay cả khi tốc độ động cơ thấp. Công suất tương ứng của động cơ là 106kW và 113kW
4. Máy xúc đào Doosan
Các mẫu máy mới của Doosan gồm có: Máy xúc đào bánh xích: DX 180, DX 225 và DX 255 Máy đào bánh lốp: DX 140W, DX 190W và DX 210W Các mẫu máy này đều trang bị các thiết bị điều khiển điện tử cho phép tối ưu hoá quá trình làm việc của động cơ và hệ thống thuỷ lực. Những cải tiến của máy cho phép bảo dưỡng dễ dàng, kéo dài thời gian sử dụng và giảm suất tiêu hao nhiên liệu. Vì thế làm giảm chi phí vận hành. Ngoài ra các mẫu máy đều trang bị các thiết bị cảnh báo tăng độ an toàn trong quá trình sử dụng. Buồng lái của máy thiết kế lại cho phép giảm thiểu tiếng ồn và trang bị thêm nhiều thiết bị tiện ích tạo cảm giác dễ chịu cho người điều khiển.
5. Máy xúc đào Hitachi
Hitachi là một hãng sản xuất máy xây dựng nổi tiếng của Nhật Bản với nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó nổi bật hơn cả là mẫu máy ZX 350LC-3. Trọng lượng của máy là 35049kg và công suất lên đến 202kW. Với hệ thống thuỷ lực HIOS III đã được cải tiến cho phép vận hành êm và kết hợp các thao tác dễ dàng. Mô men quay, lực kéo cũng như lực đào đều tăng lên nâng cao khả năng làm việc của máy. Ngồi trong buồng lái người vận hành có thể dễ dàng thực hiện các thao tác khác nhau cũng như nắm được các thông số làm việc của máy thông qua màn hình hiển thị Huyndai đã chế tạo thành công nhiều loại máy xúc đào khác nhau, trong đó loại máy xúc đào có bán kính quay đuôi máy ngắn có những thành công lớn. Mẫu máy được sử dụng nhiều nhất là R35Z-7. Thiết kế máy đã tối ưu độ ổn định khi phân bố trọng lượng hợp lý hơn, trọng tâm của máy hạ thấp đến mức có thể cũng góp phần tăng ổn định cho máy. Máy nặng 3650 kg, dung tích gầu 0,11m3 và công suất động cơ lên đến 20,5kW. R35Z-7 có tốc độ quay vòng lên đến 9,5 vòng/phút và hoạt động được trong nhiều địa hình khác nhau
6. Máy xúc đào Caterpillar
Caterpillar: trong các máy xúc đào loại trung bình của hãng nổi bật lên 3 mẫu 320D L, 320D LRR và 321D LCR. Các mẫu này có bán kinh quay đuôi máy và trọng lượng tương ứng: 2,75m, 21570kg; 2,0m, 24200kg; 1,68m, 24180kg. Các mẫu máy này đều được trang bị động cơ C6.4 và mô đun điều khiển điện tử ADEM A4 nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu. Khi làm việc ở chế độ tiêu chuẩn động cơ có thể tiết kiệm tới 8% nhiên liệu so với chế độ công suất tối đa. Do áp suất hệ thống thuỷ lực tăng lên nên lực đào và lực nâng của máy được cải thiện đáng kể cũng như giảm thời gian chu kỳ làm việc. Ngoài ra khả năng nâng của máy cũng tăng lên tới 5%.